Chấn thương dây chằng đầu gối điều trị như thế nào?

  • 2023/04/11 07:17

Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng đầu gối. Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.

1. Cấu tạo dây chằng đầu gối

Các xương cấu tạo đầu gối sẽ được kết nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng chính gồm:

- Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương cẳng chân).

- Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.

- Dây chằng giữa gối (MCL): kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định cho đầu gối bên trong. 

Dây chằng bên ngoài (LCL): là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.


2. Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp

Chấn thương có 3 mức độ phân loại:

- Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.

- Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.

- Độ 3Dây chằng đầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.

Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Trên thực tế, hiện tượng dây chằng đứt một phần rất hiếm gặp, chủ yếu là đứt hoàn toàn hoặc đứt gần như hoàn toàn. Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp là:

2.1. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL):

Chn thương này xy ra do tro đu gi khi ngưi bnh thay đi hưng quá nhanh, dng li đt ngt, tiếp đt không tt sau mt bưc nhy hoc va chm vi lc mnh (trong tai nn xe máy, tai nn trong sinh hot hàng ngày). Chn thương dây chng chéo trưc ph biến hơn trong các môn th thao cưng đ cao như bóng đá, bóng r, bóng chuyn… 

Khi dây chằng chéo trước bị chấn thương, bạn sẽ nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ vùng đầu gối, đồng thời cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo. Một số triệu chứng khác của chấn thương dây chằng chéo trước là:

- Sưng trong vòng 24h, phải chườm đá lạnh và cố định vùng gối một thời gian mới hết

- Đau nhiều ở vùng gối trước, nhất là khi di chuyển

- Hạn chế vận động khớp gối 

- Teo cơ, khiến khớp gối yếu dần


2.2. Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP)

Dây chng chéo sau ln và mnh hơn dây chng chéo trưc nên ít b tn thương hơn. Nguyên nhân chính dn đếchn thương dây chng chéo sau là do mt lc tác đng mnh khiến cơ th ngã khuu xung và dn toàn b lc lên đu gi, dn ti tn thương dây chng chéo sau. 

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy ra cấp hoặc mãn tính. Cấp tính là khi tai nạn đến một cách đột ngột, bất ngờ; còn mãn tính là hiện tượng chấn thương xảy ra từ lâu nhưng người bệnh cố chịu đựng, âm ỉ trong suốt thời gian dài.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chấn thương dây chằng chéo sau gồm:

- Đau dữ dội ở vùng gối, khớp gối lỏng lẻo. Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại và gần như không thể vận động mạnh như bình thường.

- Đầu gối sưng chỉ vài giờ sau chấn thương, khớp gối lỏng.

- Hai đùi bất cân xứng: Ở phía bên chân gặp tai nạn, đùi sẽ teo hơn và phần đầu trên của cẳng chân bị trượt về phía sau.

- Thoái hóa khớp gối: Tình trạng này xảy ra đối với trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính. Khớp gối ngày càng đau, sưng phù.

2.3. Chấn thương dây chằng bên trong gối (MCL):

Loi chn thương này hay gp các vn đng viên, đc bit là nhng ngưi chơi các môn th thao cưng đ cao, d va chm như bóng đá, bóng chuyn… Đt dây chng bên trong thưng xy ra do tác đng trc tiếp lên mt ngoài khp gi. Lc này khiến mt ngoài khp gi cong li, mt trong phi m ra quá mc khiến dây chng gia gi b rách và tn thương.

Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm:

- Đau ở mặt trong khớp gối, đau nhiều khi di chuyển và vận động, có thể kèm theo sưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục khiến người bệnh ngủ không yên giấc.

- Khớp lỏng lẻo, cảm giác có tiếng lạo xạo bên trong khớp gối khi nhấc chân lên. 

- Chỗ đau bị bầm tím.

- Khó khăn khi đi lại vì cảm giác khớp gối cứng, kẹt khớp.

2.4. Chấn thương dây chằng gối bên ngoài (LCL):

Dây chng bên ngoài giúp n đnh mt ngoài ca đu gi. Do đó, chn thương đt dây chng bên ngoài thưng xy ra khi đu gi b ép “t trong ra ngoài” do mt lc mnh tác đng vào đu gi như: va chm th thao hoc tai nn xe cơ gii. Tn thương ca dây chng ngoài ít ph biến hơn so vi tn thương dây chng gia, nhưng nghiêm trng hơn và vic điu tr cũng phc tp hơn.  

Chấn thương dây chằng bên ngoài sẽ gây ra các triệu chứng căng cơ, sưng và đau nhiều. Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Điều trị các chấn thương dây chằng đầu gối thế nào?

Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để khớp gối chóng lành, bạn cần:

- Cho đầu gối nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối, tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Nếu được, bạn nên sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều nữa.

- Trong vòng 24h sau chấn thương, cần chườm lạnh đầu gối từ 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Tiếp tục thực hiện chườm lạnh trong 2-3 ngày sau đó hoặc đến khi hết sưng.

- Tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật giúp bệnh nhân nhanh hồi phục chức năng vận động

- Nâng cao đầu gối bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.

- Mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.

- Uống thuốc giảm đau chống viêm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

- Vật lý trị liệu cho khớp gối: Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết lập các bài tập giúp bạn:

- Kiểm soát cơn đau và sưng phù; 

- Hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp; 

- Ngăn ngừa chấn thương tái phát;

- Cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân và yếu cơ.

4. Khi nào cần phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối?

Sau khi thăm khám, đánh giá mức độ chấn thương, Bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phẫu thuật hay không. Nếu dây chằng bị đứt một phần có thể không cần phẫu thuật. Trong trường hợp dây chằng đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn, phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối là lựa chọn tốt nhất.


Phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng khớp gối tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng tại Bệnh viện Bãi Cháy có độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, đi lại và sinh hoạt bình thường như chưa hề trải qua chấn thương nhờ phối hợp phẫu thuật điều trị và tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Minh Khương