Tán sỏi thận qua da, điều trị sỏi thận hiệu quả và và ít xâm lấn
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam khi số ca mắc chiếm 2 - 3% tổng số bệnh nhân nhập viện. Để điều trị sỏi thận, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã triển khai thường quy phương pháp tán sỏi thận qua da, giúp điều trị sỏi thận hiệu quả và và ít xâm lấn.
Sỏi thận là
viên sỏi hình thành từ muối khoáng và axit và tồn tại bên trong thận. Về cơ
bản, sỏi thận hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu kết tinh,
dần dần bồi tụ tạo thành. Khi những viên sỏi di chuyển sẽ gây đau đớn cho người
bệnh, cơn đau thường bắt đầu ở phía sau lưng dưới xương sườn, di chuyển dần tới
bụng sau đó đến háng, khi sỏi thận đi qua đường tiết niệu, những cơn đau sẽ
thay đổi.
Bệnh sỏi thận thường xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc sỏi thận đang ngày một nhiều. Độ tuổi mắc sỏi thận ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người trẻ đã và đang sống chung với sỏi thận. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và cách thức điều trị là việc làm cấp thiết để ngăn chặn những biến chứng khôn lường của bệnh sỏi thận. Càng kéo dài, việc điều trị càng gặp khó khăn, bệnh càng có những diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.
Bác sĩ CKI Dương Xuân Hiệp cùng ê kíp đang tiến hành tán sỏi thận qua da cho bệnh nhân.
Bác sĩ CKI Dương Xuân Hiệp, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện
Bãi Cháy cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, song phần lớn
nguyên nhân gây bệnh đều xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Một số nguyên nhân thường gặp nhất là: Không uống đủ nước, ăn quá mặn, ăn
nhiều dầu mỡ,thường xuyên nhịn tiểu, mắc một số bệnh lý nền về đường tiết niệu,
lạm dụng thuốc lợi tiểu. Ngoài ra, sỏi thận có thể do rất nhiều nguyên nhân
khác như: những bệnh lý đường tiết niệu bẩm sinh, stress kéo dài, trầm cảm,… gây
ra.
Theo bác sĩ Hiệp, khi bệnh nhân mới chớm bị sỏi thận hoặc sỏi có kích thước nhỏ. Bệnh nhân có thể tự đào thải sỏi thông qua đường nước tiểu. Tình trạng này, người bệnh chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường ăn rau xanh, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít chất béo. Uống đủ nước mỗi ngày để sỏi tự đào thải ra ngoài.
Bác sĩ CKI Dương Xuân Hiệp cùng ê kíp đang tiến hành tán sỏi thận qua da cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, với những viên sỏi có kích thước lớn hoặc số lượng sỏi nhiều, buộc người bệnh phải điều trị theo những phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay nền Y học ngày một phát triển hơn. Có rất nhiều cách để điều trị sỏi thận. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình diễn biến bệnh của người bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp riêng biệt. Phương pháp tán sỏi thận ngoài da hiện đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất.
Bác sĩ Hiệp cho biết thêm: Phương pháp tán sỏi thận ngoài da là phương pháp gây ra rất ít sang chấn hoặc không gây ra và được sử dụng rất rộng rãi trong những năm gần đây. So với phương pháp mổ thông thường qua đường rạch dài ở bụng, kỹ thuật tán sỏi qua da chỉ cần vết rạch nhỏ khoảng 0.6 cm ở lưng để thực hiện nên sẽ ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn. Là phương pháp có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản nên không để sót sỏi và hạn chế được tối đa các biến chức trong và sau khi mổ. Đặc biệt, phương pháp này ít gây đau nên bệnh nhân sau khi được tán sỏi không cần phải nằm viện quá lâu, có thể sớm quay lại với đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh viện Bãi Cháy, hiện đang triển
khai thường quy phương pháp tán sỏi thận qua da hiện đại, ít xâm lấn va điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc sỏi thận, niệu quản được rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh tin tưởng.
Minh Khương