Tìm hiều về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư khá nguy hiểm, có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, gây đau đớn và đi tiểu gặp khó khăn, khiến nam giới gặp vấn đề trong quan hệ tình dục, rối loạn chức năng cương dương.
Loại
ung thư thường gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến. Ngoài ra, đôi khi bệnh cũng
có thể xảy ra dưới dạng:
- Ung
thư tuyến tiền liệt không biệt hoá
- Ung
thư biểu mô tế bào vảy
- Ung
thư biểu mô ống tuyến chuyển tiếp
1. Các giai đoạn của ung thư
tuyến tiền liệt
Giai đoạn 1: Ung thư thường phát triển chậm,
không thể sờ thấy khối u và liên quan tới một nửa của một bên tuyến tiền liệt
hay thậm chí ít hơn. Những tế bào ung thư được biệt hóa tốt, trông giống những
tế bào khỏe mạnh.
Giai đoạn 2: Khối u chỉ được tìm thấy trong
tuyến tiền liệt. Trong giai đoạn này, ung thư tuyến tiền liệt cũng có nguy
cơ phát triển, lây lan nhanh.
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn 3 khối u đang
phát triển ở mức cao. Điều này cho thấy bệnh ung thư tiến triển cục bộ, có khả
năng phát triển và lây lan.
- Giai đoạn 3a: Ung thư đã lan ra ngoài lớp ngoài của tuyến tiền
liệt nhưng chưa lan tới túi tinh.
- Giai đoạn 3b: Khối u phát triển ngoài tuyến tiền liệt, có lan tới
túi tinh.
Giai đoạn 4: Ung thư đã lan tới các hạch
huyết hay những bộ phận khác như bàng quang, trực tràng hay những cơ quan xa
hơn như gan, phổi.
Giai đoạn 4a: Ung thư đã lan tới những hạch bạch huyết vùng chậu
làm nghẹt niệu quản, ứ nước thận.
Giai đoạn 4b: Ung thư đã di căn xương hay di căn tạng
2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận
biết ung thư tuyến tiền liệt
Các yếu tố gây ra các triệu chứng lâm sàng về tiết niệu thường gặp
chính là do sự phát triển khối ung thư tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông
nước tiểu, tắc nghẽn của bàng quang.
Bệnh nhân bị rối loạn tiểu
tiện: cảm giác đi tiểu không hết, còn sót lại nước tiểu sau khi tiểu; Tia nước
tiểu yếu, không mạnh như lúc trước; Tiểu không tự chủ, Bí tiểu cấp tính, Tiểu đêm
nhiều lần; Nước tiểu có máu…
Các dấu hiệu ung thư khác biệt hẳn so với u lành tính tuyến tiền liệt, khi tế bào ung thư đã lan tỏa hoặc đã có di căn: đau cột sống, đau vùng xương chậu; Xuất tinh có máu hoặc cảm giác đau buốt khi xuất tinh, Phù nề chi dưới. Bệnh nhân còn có thể bị suy thận, gầy sút, thiếu máu… nên thường đi khám tại các chuyên khoa khác.
3. Nguyên nhân gây ung thư
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được
làm rõ. Tuy nhiên, bệnh đã được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với một
số yếu tố như sau, bao gồm:
-Tuổi tác: Càng lớn tuổi, đàn ông càng dễ bị ung thư tuyến tiền liệt. Dưới 54 tuổi
chỉ có 10% trường hợp phát hiện bệnh nhưng con số đã tăng đến 65% ở độ tuổi từ
55-74.
- Chủng tộc:
Nguy cơ người da màu bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nhóm da trắng ở
cùng độ tuổi. Người châu Á, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn người da đen và da trắng.
- Tiền sử bệnh trong gia đình: Các trường hợp có bố hoặc anh em trai có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ mắc
bệnh lên đến 2 – 3 lần.
- Tân sản trong lớp biểu mô tuyến tiền liệt
(PIN): PIN liên quan đến nguy cơ mắc ung thư, 25,8% ÷ 51% PIN biệt hoá cao phát
triển thành ung thư tuyến tiền liệt.
- Một số yếu
tố khác: Hiện nay, các nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sinh bệnh học.
Trong đó có nguyên nhân liên quan đến một số gene trong quá trình phát sinh và
phát triển của tế bào ung thư và các yếu tố nguy cơ như môi trường, tiếp xúc
với hóa chất, chế độ dinh dưỡng (ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau), bèo phì, hút
thuốc, mắc bệnh lây qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, thắt ống dẫn tinh…
4. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
có nguy hiểm không?
Ung thư tiền liệt tuyến là một căn bệnh nguy hiểm vì nếu không
được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng khôn
lường, chẳng hạn như:
- Ung thư tuyến tiền liệt di căn: Theo thời gian, các khối u ác tính ở tuyến tiền liệt có thể di căn đến
những cơ quan, mạch máu hoặc hệ bạch huyết lân cận. Thậm chí, khối u còn có khả
năng di căn đến xương gây đau và gãy xương.
Khi đã di căn, bệnh vẫn có thể đáp ứng điều trị và được kiểm soát
tốt nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tiểu không
tự chủ: Bản thân ung thư tiền liệt tuyến và các phương pháp điều trị đều có thể
dẫn đến bệnh tiểu không tự chủ. Giải pháp cho trường hợp này sẽ phụ thuộc vào
loại bệnh đang xảy ra, mức độ nghiêm trọng của nó và khả năng cải thiện theo
thời gian. Các lựa chọn điều trị bao gồm sử dụng thuốc, ống thông tiểu hoặc
phẫu thuật.
- Rối loạn
cương dương: Đây có thể là biến chứng của bệnh hoặc tác dụng phụ của phác đồ điều trị,
thường là phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp nội tiết tố. Tình trạng này có thể
được cải thiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
5. Các biện pháp chẩn đoán ung
thư tuyến tiền liệt
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng để phát hiện những dấu
hiệu bất thường của tuyến tiền liệt. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực
hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như:
- Xét nghiệm máu PSA
Xét nghiệm PSA (prostate specific antigen) dùng để định
lượng nồng độ kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt trong máu. Bình thường,
giá trị PSA dưới 4ng/mL và tỷ lệ PSA tự do so với PSA toàn thể trên 20%. Nếu
PSA tăng cao trên 4ng/mL và tỷ lệ PSA tự do/tổng thể dưới 15%, nguy cơ mắc bệnh
là rất cao.
Hiện nay, xét nghiệm PSA được coi là hiệu quả nhất trong chẩn đoán
ung thư tuyến tiền liệt. Việc áp dụng thực tiễn xét nghiệm PSA đã làm tăng lên
đáng kể hiệu quả trong sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
- Sinh thiết: Khi khám tuyến tiền
liệt có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân sẽ được sinh thiết tuyến tiền liệt để
tìm tế bào ung thư và đánh giá mức độ ác tính của khối u. Sinh thiết có thể
thực hiện với gây tê tại chỗ.
- Chẩn đoán
hình ảnh: Khi đã có chẩn đoán về khối u ác tính ở tuyến tiền liệt, bệnh nhân cần
làm thêm xạ hình xương và chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu để đánh giá giai
đoạn của ung thư. Chẩn đoán này để xác định tế bào ung thư đã di căn hạch bạch
huyết hoặc đến xương hay chưa.
6. Các phương pháp điều trị ung
thư tuyến tiền liệt
Nhìn chung, ung thư tiền liệt tuyến có thể được điều trị bằng
những phương pháp sau:
- Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc
Phương pháp điều trị này chỉ định cho những trường hợp ung thư
giai đoạn sớm 1 hoặc 2, và ước lượng bệnh nhân có thể sống trên 10 năm. Tế bào
ung thư còn khu trú chưa phá vỡ vỏ bao của tuyến, phẫu thuật có thể lấy hết
được đến ranh giới an toàn (bờ phẫu thuật không còn mô ung thư) thì khả năng
tái phát ở thời điểm 5 năm sau mổ khoảng dưới 10%.
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc có thể thực hiện bằng phẫu
thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở vùng dưới rốn. Bác sĩ sẽ cắt hết toàn bộ tuyến
tiền liệt, túi tinh và mô quanh tuyến tiền liệt ra ngoài.
Biến chứng sau mổ thường gặp nhất là tiểu không kiểm soát hoàn
toàn (5-10%), rối loạn cương (70%).
Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ thường áp dụng
Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc với mục đích giúp bệnh nhân giảm
đau và nhanh phục hồi.
- Xạ trị ngoài
Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào
ung thư ở tuyến tiền liệt. Thời gian điều trị kéo dài 6 – 7 tuần. Phương pháp
này này chỉ định cho những trường hợp ung thư giai đoạn muộn (chủ yếu là giai
đoạn 3 và 4).
Các tác dụng phụ thường gặp sau xạ trị là mệt mỏi, rối loạn tiêu
hóa, rối loạn triệu chứng tiểu tiện, rối loạn cương…
- Đốt
tuyến tiền liệt với siêu âm hội tụ (HIFU)
Đây là giải pháp sử dụng sóng siêu âm (đặt trong trực tràng) để
phá hủy tế bào ung thư bằng nhiệt. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh
nhân ung thư giai đoạn sớm nhưng không chấp nhận các nguy cơ và biến chứng của
phẫu thuật.
Những bệnh nhân có chỉ định xạ trị nếu không chấp nhận cũng có thể
điều trị thử nghiệm với HIFU nhưng khả năng tái phát sẽ cao hơn so với xạ trị
ngoài.
Biến chứng thường gặp sau HIFU là hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng
quang….
- Điều trị bằng nội tiết
Điều trị nội tiết chỉ áp dụng cho những bệnh nhân đã có di căn
hạch hoặc di căn xa. Bệnh nhân có thể lựa chọn giữa phẫu thuật cắt bỏ 2 tinh
hoàn hoặc sử dụng thuốc tiêm (28 ngày/lần, liên tục trong ít nhất 6 – 12
tháng). Mục đích chính là cắt đứt nguồn cung cấp testosteron để tế bào ung thư
không thể phát triển tiếp tục.
7. Chế độ dinh dưỡng cho người
bị ung thư tuyến tiền liệt
Tuy ung thư tuyến tiền liệt không thể chữa khỏi bằng dinh dưỡng
nhưng một chế độ ăn ít thịt đỏ (bò, heo, dê…), ít mỡ động vật và nhiều rau xanh
cùng trái cây có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của ung thư. Bên cạnh
đó, chế độ dinh dưỡng này còn góp phần giảm sự phát triển của khối u ở tuyến
tiền liệt cũng như nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.
8. Phòng ngừa ung thư tuyến
tiền liệt
Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng một số yếu tố
dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Ưu
tiên cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bằng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
với nhiều rau củ quả và trái cây thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng.
- Tập
luyện thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe
tinh thần, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý.
- Chủ động tầm soát nếu có nguy cơ mắc bệnh (tuổi cao, gia đình có người từng bị bệnh…).
Minh Khương