So sánh phân bố liều đối với kỹ thuật xạ trị IMRT và kỹ thuật xạ trị FIF cho bệnh lý ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Bãi Cháy

  • 2022/10/26 00:38

Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Thị Lân, Hoàng Đại Việt, Dương Thanh Tài và James C. L. Chow.

TÓM TẮT

Mục tiêu: So sánh và đánh giá sự khác nhau giữa các thông số liều lượng trên kế hoạch điều trị sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) và kỹ thuật xạ trị trường trong trường (FIF) đối với bệnh lý ung thư đầu cổ, sử dụng hệ thống lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Monaco.


Bệnh nhân được xạ trị bằng kỹ thuật IMRT tại bệnh viện Bãi Cháy.

Đối tượng và phương pháp: Tổng số 20 bệnh nhân ung thư đầu cổ được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. Các kế hoạch điều trị cho bệnh nhân được lập đồng thời bằng 2 kỹ thuật IMRT và FIF trên hệ thống lập kế hoạch Monaco (phiên bản 5.11.02). Các kế hoạch đều được tạo bằng cách sử dụng chùm photon năng lượng 6 MV, tạo ra bởi máy gia tốc tuyến tính Elekta Synergy Platform. Biểu đồ liều lượng - thể tích, liều tối đa, liều tối thiểu, liều trung bình của thể tích bia và các cơ quan có nguy cấp (OAR), chỉ số bao phủ (CI), chỉ số đồng đều (HI) và tổng liều chiếu xạ (MU) được chỉ ra cho từng kế hoạch IMRT và FIF. Tất cả các kế hoạch điều trị bằng kỹ thuật IMRT đều được thực hiện kiểm tra đánh giá và đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng kế hoạch trước điều trị bằng hệ thống đo liều mảng 2D (Hệ thống đo liều MatriXX Evolution, IBA, Đức).

Kết quả: Kết quả cho thấy sự phân bố liều lượng vào thể tích bia của kế hoạch IMRT là tốt hơn so với kế hoạch FIF, trong khi liều (liều trung bình hoặc liều tối đa) cho cơ quan nguy cấp thấp hơn đáng kể so với kế hoạch FIF. Kết quả lần lượt tương ứng cho liều trung bình của IMRT và FIF là 71·32 ± 0·76 và 73·12 ± 0·62Gy và các giá trị HI là 0·08 ± 0·01 (IMRT) và 0·19 ± 0·06 (FIF). CI cho IMRT là 0·98 ± 0·01 và FIF là 0·97 ± 0·01. Đối với tủy sống (liều tối đa <45 Gy), kết quả liều trung bình kế hoạch IMRT là 39·85 ± 2·04 Gy so với FIF là 41·37 ± 2·42 Gy. Ngoài ra, liều trung bình đối với tuyến mang tai là 27·27 ± 7·48 và 48·68 ± 1·62 Gy đối với các kế hoạch IMRT và FIF tương ứng. Tổng liều điều trị MU trong các kế hoạch IMRT lớn hơn xấp xỉ 2 lần so với liều MU của kế hoạch FIF (846 ± 100 MU đối với IMRT và 467 ± 41 MU đối với FIF). 

Kết luận: Đối với bệnh lý ung thư đầu cổ, kỹ thuật IMRT giúp kiểm soát liều vào mô lành và cơ quan nguy cấp tốt hơn so với kỹ thuật FIF đồng thời tăng liều điều trị vào PTV.

Xem chi tiết bài báo được đăng trên tạp chí”thực hành xạ trị” xuất bản bởi Trường Đại học Cambrigde

Link  https://www.cambridge.org/core

 Minh Khương