Thầm lặng của những điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bãi Cháy
Có một nghề hi sinh thầm lặng, chẳng quản vất vả ngày đêm để chăm sóc toàn diện cho rất nhiều người, bất kể họ không phải thân nhân… Đó chính là những người điều dưỡng luôn đứng ở phía sau sự phục hồi sức khỏe người bệnh.
Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy luôn coi người bệnh như người thân của mình.
Mỗi người điều dưỡng thường
mang trọng trách nhiệm vụ khác nhau, nhưng với điều dưỡng của khoa Hồi sức tích
cực, Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy có thể vất vả hơn khi tiếp xúc với những bệnh
nhân nặng thường xuyên.
Đây là khoa điều trị cho
bệnh nặng với nhiều loại bệnh khác nhau, người nhà bệnh nhân hạn chế vào chăm
sóc, nên ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, các điều dưỡng ở khoa phải
chăm sóc bệnh nhân như chính người nhà của mình.
Với công việc chăm sóc bệnh
nhân nặng là chủ yếu nên những điều dưỡng trong khoa đều làm việc theo ca kíp
nên không có ngày nghỉ, lễ. Lúc nào cũng tất bật như một “con thoi” từ sáng tới
tối luôn chân luôn tay nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.
Khối lượng công việc nhiều, bệnh nhân nặng đông khiến nhiều lúc anh chị em điều dưỡng cảm thấy rất áp lực quá tải, đôi khi còn cả người nhà người bệnh to tiếng, quát mắng, thúc giục khiến ai cũng nản lòng. Làm việc ở khoa Hồi sức tích cực phải thực sự yêu nghề, bởi đây là khoa chịu nhiều áp lực, căng thẳng nhất. Không chỉ áp lực duy trì sức khỏe, tính mạng bệnh nhân, chị và điều dưỡng còn chịu áp lực lớn từ phía người nhà bệnh nhân.
Các điều dưỡng của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy đang chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh nhân ở khoa hồi sức đa
số là bệnh nhân nặng, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn phải nằm bất động sức
khỏe trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc nên việc chăm sóc bệnh nhân toàn
diện càng khó khăn hơn… Các anh chị em điều dưỡng lúc nào cũng phải khẩn trương,
nhanh chóng, chính xác và tích cực thì mới giành giật lại được sự sống cho
người bệnh.
Có lẽ với nghề điều dưỡng
luôn áp lực nhưng với những điều dưỡng làm tại khoa Hồi sức tích cực có lẽ công
việc đó được nhân lên gấp bội vì lúc nào bệnh nhân nặng cũng cần phải chăm sóc
cách đặc biệt.
Điều dưỡng luôn là người
tiếp xúc đầu tiên với người bệnh, vì thế các chị luôn xác định thái độ ứng xử là khâu
hết sức cần thiết đối với người điều dưỡng. Các điều dưỡng luôn ý thức đây là
nhiệm vụ và là công việc vô cùng vất vả, khó khăn. Vì vậy, để làm tốt công việc
được giao trong mỗi tình huống, mỗi cử chỉ cư xử với người bệnh các chị em điều
dưỡng luôn ân cần, cởi mở, hòa nhã, không gây phiền hà cho người bệnh, người
nhà người bệnh, dành thời gian thăm hỏi, động viên người bệnh nhằm tạo mối quan
hệ thân thiện để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và sẵn sàng giải thích những
băn khoăn, thắc mắc giúp cho người bệnh yên tâm, tin tưởng khi đến khám và điều
trị tại bệnh viện.
Trong điều kiện công việc
có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các chị em điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực vẫn
không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức của mình vào việc nâng cao
chất lượng điều trị, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải
như từ mẫu”.
Minh
Khương