Sáng 16/1: Chỉ còn 5 ca COVID-19 nặng thở máy, oxy
Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước chỉ còn 5 ca COVID-19 nặng phải thở máy, oxy; Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Sản xuất, lưu hành dược chất dùng trong chẩn đoán ung thư chưa được cấp phép, một đơn vị bị xử phạt nặng.
Cả
nước chỉ còn 5 bệnh nhân COVID-19 nặng
Bộ Y tế cho biết ngày 15/1Việt Nam có 22 ca mắc COVID -19 thấp nhất trong 24 tháng qua. Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam có 11.526.140 ca mắc. Với tỉ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.480 ca mắc).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.612.105 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 5 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca, Thở máy xâm lấn: 1 ca. Đây là thời điểm số bệnh nhân nặng ít nhất trong nhiều tháng qua. Trước đó, chỉ cách đây khoảng 1 tháng, số bệnh nhân nặng thường xuyên ở con số từ 50 ca/ ngày trở lên, đến khoảng ngoài 80 ca/ngày.
Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước chỉ còn 5 ca COVID-19 nặng phải thở máy, oxy.
Ngày 15/1 cũng tròn 15 ngày Việt Nam không
ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19. Đến nay tổng số ca tử vong do COVID -19
tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca
nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử
vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So
với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1
triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm
bảo phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị
chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của
các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và
các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển
khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ
sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch
COVID-19.
Tiếp tục tăng cường triển
khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ
Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng
cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số
1557/KH-BYT-BGDĐT.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn
sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch
bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt
công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân
lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sản xuất và lưu hành dược
chất dùng trong chẩn đoán ung thư chưa được cấp phép, một đơn vị bị xử phạt
nặng
Phó Cục trưởng Cục Quản lý
Dược, Bộ Y tế, ông Tạ Mạnh Hùng vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP HCM (địa chỉ
trụ sở chính ở số 202A đường 11, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM) 160
triệu đồng và nhiều hình thức phạt bổ sung do có hành vi vi phạm quy định trong
lĩnh vực dược.
Cục Quản lý dược cho hay, chi nhánh công ty này tại TP
HCM đã sản xuất và đưa ra lưu hành tại Việt Nam 70 lọ (lọ 10ml) chất
18F-FDG chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Ngoài việc bị phạt tiền với
mức phạt là 160 triệu đồng, Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP
HCM còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc 18F-FDG trong thời hạn 6
tháng, kể từ ngày 12/1/2023. Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP
HCM cũng phải tiêu hủy 70 lọ (lọ 10ml) thuốc 18F-FDG trên đây.
Cục Quản lý dược đề nghị
Công ty cổ phần y học Rạng Đông, chi nhánh TP HCM phải nghiêm chỉnh chấp hành
Quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà đơn vị không tự nguyện chấp hành sẽ bị
cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
18F-FDG (18F-
fluodeoxyglucose) là một dược chất phóng xạ dạng tiêm. Trong ung thư, dược chất
này không chỉ được dùng để chẩn đoán giai đoạn bệnh mà còn giúp các bác sỹ y
học hạt nhân cũng như ung thư và xạ trị lập kế hoạch điều trị, theo dõi đáp ứng
điều trị. Hiện nay 18F-FDG là dược chất phóng xạ được phổ biến nhất trong y học
hạt nhân (chiếm tới 90-95% ghi hình PET)
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới
hơn 671,3 triệu ca, trên 6,7 triệu ca tử vong.
Ngày 14/1, Tân Hoa xã đưa tin số người
đến điều trị tại các phòng khám sốt ở Trung Quốc đã lên đỉnh điểm vào ngày
23/12/2022, với khoảng 2,87 triệu người, và liên tục giảm cho đến nay.
Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục ghi nhận
tổng cộng 59.938 ca tử vong liên quan COVID-19 trong giai đoạn 8/12/2022 -
12/1/2023. Trong đó, tổng cộng 5.503 người tử vong vì suy hô hấp do mắc
COVID-19, 54.435 người tử vong vì các bệnh lý nền diễn biến nặng do mắc
COVID-19. Độ tuổi trung bình các ca tử vong là 80,3 tuổi, trong đó khoảng 90,1%
từ 65 tuổi trở lên và khoảng 56,5% từ 80 tuổi trở lên.