Đề phòng nhiều biến thể omicron mới làm dịch bệnh lây lan nhanh
Hiện nay, trong khi
các quốc gia chờ đợi những làn sóng Covid-19 do BA.5 gây ra thoái trào, giới
chuyên gia lại lo lắng về biến chủng mới, đó là BA.2.75. BA.2.75 là biến chủng
phụ của Omicron, còn được gọi với cái tên là "Centaurus" hay Omicron
tàng hình.
1.Dịch bệnh có nguy
cơ bùng phát mạnh bởi các biến thể mới
Dịch COVID-19 luôn xuất hiện biến chủng của
nCoV gây khó
khăn cho việc phòng chống và điều trị. Hiện nay, trong khi các quốc gia chờ đợi
những làn sóng COVID-19 do BA.5 gây ra thoái trào, giới chuyên gia lại lo lắng
về biến chủng mới, đó là BA.2.75. BA.2.75 là biến chủng phụ của Omicron.
Hiện nay, biến chủng
này đã lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Ấn Độ. Điều này cảnh báo BA.2.75 có thể trở thành biến chủng mới thống trị
trên toàn cầu.
Theo tạp chí Nature, BA.2.75 đã được phát hiện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đang chờ đợi để xem liệu nó có khiến số ca mắc tăng đáng kể và tạo thành làn sóng lây nhiễm mới như BA.5 hay không. Nhưng điều đáng lo ngại đó là một loạt nghiên cứu cho thấy hai biến chủng này có khả năng né tránh miễn dịch tự nhiên hoặc do tiêm chủng.
Biến thể BA.2.75 làm dịch lây lan nhanh
Việt Nam đã ghi nhận
sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron là BA.4, BA.5, BA.2.12.1. BA.2.74. Đặc
điểm của các biến chủng này là có khả năng lây nhanh (thời gian vừa qua cả nước
ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu
hướng gia tăng trở lại) và có thể có khả năng né tránh miễn dịch.
2.Đặc điểm của
BA.2.75
BA.2.75 có tốc độ lây
nhiễm cao hơn hẳn so với các biến thể trước đây do chúng có nguồn gốc phát
triển từ dòng phụ BA.2 thuộc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đặc biệt,
BA.2.75 có tốc độ lây nhiễm cao hơn hẳn so với các biến thể trước đây. Các
chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến chủng phụ mới này
của Omicron. Hiện vẫn chưa rõ liệu BA.2.75 có gây ra những ca nhiễm nặng hơn so
với những biến chủng khác của Omiron hay không.
Theo các
chuyên gia của WHO "vẫn còn quá sớm để kết luận nhưng dường như tỉ lệ lây
nhiễm đang tăng đột biến, đặc biệt là ở Ấn Độ", chuyên gia Matthew
Binnicker của Trung tâm Y tế Mayo Clinic tại TP Rochester, Mỹ cảnh báo. Đặc
biệt sự xuất hiện của biến thể BA.2.75, với khả năng lây lan nhanh chóng, có
thể "né" kháng thể sản sinh từ phản ứng miễn dịch và các lần mắc
COVID-19 trước, khiến nguy cơ tái nhiễm tăng.
Biến chủng
này khiến giới chuyên gia lo ngại khi có nhiều đột biến, trong đó có những đột
biến liên quan gai protein cho phép virus bám vào tế bào hiệu quả hơn. Một mối
quan tâm khác là những thay đổi về gen có thể giúp virus dễ dàng hơn trong việc
né tránh miễn dịch tạo ra từ vaccine hoặc các ca nhiễm COVID-19 hoặc biến thể
phụ Omicron trước đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhấn mạnh vaccine và liều tiêm
bổ trợ vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất giúp phòng chống các ca nhiễm
COVID-19 và biến thể Omicron nghiêm trọng.
Phòng thí
nghiệm Bloom tại Viện nghiên cứu Fred Hutchinson (Mỹ) nhận định BA.2.75
"đáng chú ý" do có "sự thay đổi kháng nguyên đáng kể" so
với phiên bản gốc BA.2. Hai đột biến quan trọng của biến chủng là G446S và
R493Q. Trong đó, G446S là một trong những đột biến có lợi thế trốn tránh miễn
dịch mạnh mẽ. Nó có thể làm giảm hiệu quả của các loại vaccine ngăn ngừa BA.2.
Dù vậy, người từng nhiễm biến chủng BA.1 sẽ không có nguy cơ tái nhiễm BA.2.75.
Hiện số ca
nhiễm BA.2.75 trên toàn cầu còn thấp nên khó thu thập thông tin về trình tự
gene của virus. Tuy vậy, nhiều chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo về thách thức
liên quan sự xuất hiện của biến thể BA.2.75, với khả năng lây lan nhanh chóng,
có thể "né" kháng thể sản sinh từ phản ứng miễn dịch và các lần mắc
COVID-19 trước, khiến nguy cơ tái nhiễm tăng.
3.Biểu hiện khi mắc
biến chủng BA.2.75
Hiện nay,
chưa có báo cáo nào về triệu chứng khác biệt khi mắc biến thể Omicron BA.2.75
so với các triệu chứng COVID-19 thông thường hay gặp. Có vẻ như Omicron BA.2.75
thường gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc. Tuy nhiên, còn
quá sớm để nói bất kể điều gì về các triệu chứng lâm sàng khi mắc biến thể phụ
mới này. Theo CDC Mỹ, sau đây là các triệu chứng COVID-19 thông thường:
-Sốt hoặc
ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, hoặc tê mỏi người,
mất vị giác hoặc khứu giác, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn
hoặc nôn, tiêu chảy.
-Trong đó
có 4 triệu chứng điển hình khi mắc Omicron, bao gồm cả các biến thể phụ của
Omicron như ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
4.Cần làm gì đối với các biến chủng Omicron xuất hiện
Cần tiêm phòng mũi bổ sung để phòng bệnh.
-Sự xuất hiện của các
biến chủng Omicron, nhất là BA.2.75 lây lan nhanh, tuy chưa xuất hiện ở Việt
Nam nhưng vẫn cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng như chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ. Theo đó các địa phương cần thần tốc, thần tốc hơn nữa triển khai càng
nhanh càng tốt tiêm chủng mũi 3, 4 cho các đối tượng trong diện chỉ định, trong
đó có cả các đối tượng trẻ em trong diện tiêm chủng nhất là ngày khai trường
đang đến gần.
Tiêm
vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại và liều tăng cường cho những người có nguy
cơ lây nhiễm cao bao gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bị suy giảm
miễn dịch. Bởi vì tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vẫn là vũ khí hữu hiệu nhất
hiện nay.
-Bên cạnh
đó, cần phân phối thuốc kháng virus nhanh chóng, đầy đủ cho người dân
-Trong
tình hình nhiều biến chủng Omicron xuất hiện, người dân cần lưu ý là không chủ
quan, lơ là trong việc phòng chống COVID-19 . Ngoài việc tiêm vaccine theo đúng
chỉ định cần thường xuyên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, khi về nhà cần rửa
tay sát khuẩn bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Không đến nơi đông người
hoặc không tụ tập đông người cũng là một vấn đề cần hết sức quan tâm vì
COVID-19 đang hiện hữu quanh chúng ta.
Theo báo SKĐS