Sáng 15/11: Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng
Theo
thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 giảm, trong khi bệnh nhân
nặng gia tăng, hiện có 64 trường hợp đang thở oxy, thở máy; 2 công ty dược bị
Cục Quản lý Dược xử phạt nặng.
Bệnh
nhân COVID-19 nặng tăng
Bộ Y tế cho biết ngày 14/11 có 204 ca mắc COVID-19, tiếp
tục đà giảm. Đây là ngày có số ca mắc COVID-19 thấp nhất trong gần 1 tháng qua.
Đồng thời ngày 14/11 cũng tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân tử vong. Đây là
ngày thứ 8 liên tiếp trong tháng 11, không ghi nhận trường hợp nào mắc
COVID-19 tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.508.893 ca nhiễm, đứng thứ 13/230
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt
Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có
116.306 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.606.003 ca,
trong đó số hơn 850 nghìn bệnh nhân điều trị, giám sát có 64 trường hợp đang
thở oxy, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 51 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở
máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 9 ca. Số bệnh nhân nặng này tăng gần
gấp đôi so với ngày trước đó.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Ca mắc mới COVID-19 giảm nhưng bệnh nhân nặng gia tăng.
Đồng
thời, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng
COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho
trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Vì
sao 2 công ty dược bị Bộ Y tế xử phạt nặng?
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ngày 14/11
đã có 2 văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Genome Pharmaceutical
(Pvt) Ltd (Pakistan) và Công ty cổ phần y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP.
HCM.
Hai công ty này bị phạt tổng số tiền là 230 triệu đồng do vi phạm
trong sản xuất thuốc kèm theo một số hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả.
Theo
đó, Công ty Genome Pharmaceutical (Pvt) Ltd (Pakistan) là đơn vị sản xuất
thuốc viên nén Neometin, số giấy đăng ký lưu hành VN-17936- 14, số lô 074;
ngày sản xuất 7-2020, hạn dùng 7-2022, vi phạm chất lượng mức độ 2 bị Cục Quản
lý Dược xử phạt số tiền 70 triệu đồng và buộc công ty tiêu hủy toàn bộ lô thuốc
viên nén Neometin vi phạm chất lượng.
Đại diện chấp hành quyết định xử phạt là Công ty TNHH MTV Dược phẩm PV
Healthcare (có địa chỉ tại TP. HCM).
Thuốc viên nén Neometin được chỉ định điều trị viêm, nấm vùng kín. Liên
quan lô thuốc viên nén Neometin này, trước đó, ngày 30/6, Cục Quản lý Dược đã
có công văn yêu cầu thu hồi toàn quốc lô thuốc do không đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
Với Công ty cổ phần y học Rạng Đông- Chi nhánh tại TP. HCM, Cục Quản lý
Dược cho biết đơn vị này vi phạm khi sản xuất 75 lọ (lọ 10ml) chất đánh dấu từ
nguyên liệu 18O Water, số lô 190408004-3 đã hết hạn sử dụng do đó bị xử phạt số
tiền 160 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng trong 6 tháng với giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp. Công ty cũng bị buộc tiêu hủy
75 lọ (lọ 10ml) chất đánh dấu đã hết hạn sử dụng.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định
xử phạt. Nếu quá thời hạn mà không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành
theo quy định của pháp luật.
Tổng
số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 640,4 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.
Nhóm
nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã công bố
kết quả phân tích phản ứng phụ của vaccine phòng biến thể phụ BA.1 của biến thể
Omicron, cho thấy không có nhiều khác biệt so với các tác dụng phụ của vaccine
ngừa COVID-19 thông thường.
Thủ
tướng Hàn Quốc ngày 14/11 yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương áp
dụng các biện pháp phòng dịch COVID-19 để đối phó với làn sóng lây nhiễm mới
trong mùa Đông.
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan y tế tận dụng tối đa các hệ thống phòng chống và phản ứng với dịch đã được xây dựng trong những năm qua để đối phó nhanh chóng với sự dịch tái bùng phát. Thủ tướng nhấn mạnh cần nhanh chóng ổn định và kiểm soát dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu, đồng thời chỉ đạo tập trung vào việc điều trị bệnh nhân.
Theo SKĐS