Sáng 16/11: Virus gây COVID-19 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine
Theo
thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca COVID-19 mới và bệnh nhân nặng tăng nhẹ;
cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các nhóm
đối tượng và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của
Bộ Y tế...
Ca
COVID-19 mới và bệnh nhân nặng tăng
Bộ Y tế cho biết ngày 15/11 có
580 ca mắc COVID-19, tăng gấp gần 3 lần ngày trước đó (ngày 14/11,
số mắc mới là 204 ca). Tiếp tục ngày thứ 9 liên tiếp không ghi nhận bệnh nhân
COVID-19 tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.509.473 ca nhiễm, đứng thứ 13/230
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt
Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có
116.312 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.606.156 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 67 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 56 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 9 ca. Số trường hợp nặng có tăng hơn ngày trước đó.
Các địa phuong cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các nhóm đối tượng và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; (Ảnh: T.M)
Đến nay tổng số liều vaccine COVID-19
đã được tiêm là 262.719.806 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người
từ 18 tuổi trở lên là 222.256.111 liều: Mũi 1 là 71.075.699 liều; Mũi 2 là
68.674.619 liều; Mũi bổ sung là 14.499.607 liều; Mũi 3 là 51.362.823 liều; Mũi
4 là 16.643.363 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.588.672 liều: Mũi 1 là
9.120.344 liều; Mũi 2 là 8.918.135 liều; Mũi 3 là 5.550.193 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 16.875.023 liều: Mũi 1 là
9.909.668 liều; Mũi 2 là 6.965.355 liều.
Rà
soát, vận động người trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 tiêm đủ các mũi
theo hướng dẫn
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa ổn định và khó dự đoán,
miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng
thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn
khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không
loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa
phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch trong công tác phòng chống dịch
bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19 và tiêm vaccine COVID-19;
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân chỉ đạo tăng cường kiểm
tra, giám sát việc triển khai công tác phòng, chống dịch, công tác y tế dự
phòng, y tế cơ sở; tuyệt đối không lơ là, chủ quan ảnh hưởng đến kết quả phòng,
chống dịch.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi
3, mũi 4 cho các nhóm đối tượng và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12
tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; rà soát
việc tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt như mong muốn và đề xuất nhu cầu vaccine sát
thực tế… ; phối hợp với các Viện khu vực, các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Bộ
Quốc phòng đảm bảo việc vận chuyển, tiếp nhận và chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng.
Cũng liên quan đến công tiêm vaccine COVID-19, Sở Y tế Hà Nội đề nghị
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Phòng giáo dục,
Trung tâm Y tế tiếp tục rà soát đối tượng trẻ em từ 5 tuổi trở lên; vận động,
truyền thông cho cha mẹ, người giám hộ trẻ tiếp tục hưởng ứng chiến dịch tiêm
chủng; đảm bảo bao phủ đủ 2 liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tăng tỷ lệ
tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi.
Tăng cường công tác truyền thông trong cộng đồng; rà soát đối tượng cần
tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bỏ sót đối tượng nhằm đẩy
nhanh tiến độ tiêm chủng mũi 4 cho những đối tượng nguy cơ cao.
Sử dụng hết số lượng vaccine được phân bổ theo đúng đề xuất, không thực
hiện điều chuyển vaccine khi vẫn còn đối tượng tiêm chủng.
Tổng
số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 640,6 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.
Số
ca mắc COVID-19 ghi nhận hằng ngày tại Nhật Bản ngày 15/11 lần đầu tiên trong 2
tháng qua vượt 100.000 ca và nước này đang đối mặt với làn sóng thứ 8 của đại
dịch.
Nhóm
nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã công bố kết
quả phân tích phản ứng phụ của vaccine phòng biến thể phụ BA.1 của biến thể
Omicron, cho thấy không có nhiều khác biệt so với các tác dụng phụ của vaccine
ngừa COVID-19 thông thường.
Tại Úc, số ca mắc COVID-19 trung bình ghi nhận hàng ngày trong tuần này đã cao hơn 47% so với tuần trước. Tuy nhiên, số ca vẫn dưới 85% so với mức đỉnh hồi cuối tháng 7.
Theo SKĐS