Sáng 16/2: Ca COVID-19 nặng tăng lên, Những địa phương nào đang tiêm vaccine chậm
Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay đã
46 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Ca COVID-19
nặng đang điều trị gia tăng; Chi tiết các địa phương đang tiêm vaccine COVID-19
thấp...
Bệnh
nhân COVID-19 nặng đang điều trị cao nhất trong nửa tháng qua
Bộ Y tế cho biết ngày 15/2 có 19 ca mắc mới COVID-19,
giảm mạnh so với ngày 14/2 nhưng vẫn cao gấp gần 10 lần số khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.773
ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca
nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình
quân cứ 1 triệu người có 116.487 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã được khỏi ở nước ta 10.614.712 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân nặng đang thở oxy qua mặt nạ là 6 ca. Đây là ngày có số bệnh nhân nặng điều trị cao nhất kể từ đầu tháng 2/2023 đến nay. Những ngày trước đó thường chỉ có từ 1-3 bệnh nhân nặng điều trị.
Đến nay đã tròn 46 ngày liên tiếp
Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVD-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19
tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca
nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh
thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3
ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á
(xếp thứ 3 ASEAN).
Những địa phương nào đang
tiêm vaccine COVID-19 chậm?
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay tổng số
mũi tiêm vaccine COVID-19 ở
nước ta là 266.205.206 mũi. Trong ngày 15/6, có 3 tỉnh, thành phố triển khai
tiêm được 516 mũi vaccine COVID-19, trong đó 111 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi
trở lên và 405 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.937.421 mũi tiêm
(81,4%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 33 người được tiêm
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Cao Bằng (64,5%);
Quảng Nam (63,6%); Bình Định (64,5%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng
Tháp (60,7%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%);
Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.558.158 mũi tiêm
(87,7%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 78 người được tiêm
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi
3 có 5.809.627 mũi tiêm (69,1%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú
Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%);
Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã
thực hiện là 18.494.993 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.247.769 mũi tiêm (92,7%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,5%);
Quảng Trị (78,9%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM (64,6%), Bà Rịa- Vũng Tàu (73,3%)
- Mũi 2: 8.247.224 mũi tiêm (74,6%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%);
Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41%), Bà Rịa - Vũng Tàu (44,6%)
Tiếp tục
coi đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng khẩn cấp về
sức khỏe cộng đồng
Ngày
15/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tiếp tục coi đợt bùng phát bệnh đậu
mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan
ngại quốc tế (PHEIC), mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này, với lý do dịch
bệnh này tiếp tục lây lan ở một số quốc gia.
Trước
đó, WHO đã đưa ra mức cảnh báo trên vào tháng 7/2022 và tiếp tục duy trì cảnh
báo này từ tháng 11 vừa qua.
Ủy
ban khẩn cấp của WHO cho biết, mặc dù đợt bùng phát đậu mùa khỉ đã thực sự kết
thúc ở hầu hết các quốc gia nơi dịch bệnh từng lan rộng, song dịch bệnh này vẫn
tiếp tục hoành hành ở các vùng phía Tây và trung tâm châu Phi.
WHO
lưu ý dịch đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục kéo dài ở một số quốc gia và có khả năng
các trường hợp được phát hiện và xác nhận chưa được báo cáo ở những quốc gia
khác.
Tính
tới hết năm 2022, thế giới đã ghi nhận hơn 82.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa
khỉ tại 110 quốc gia và tỷ lệ tử vong ở mức thấp - 65 trường hợp.
Theo SKĐS