Sáng 19/9: Trung bình có 2.500 ca COVID-19 mỗi ngày
Thống
kê từ đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 44.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo,
tính trung bình khoảng gần 2.500 ca/ ngày. Đã có 14 chương trình hỗ trợ thuốc
miễn phí cho người bệnh. Tiêm vaccine COVID-19 liều tăng cường, đang được chú
trọng tại nhiều quốc gia, trong đó EU, Anh và Mỹ.
Tuần
qua, ghi nhận trung bình khoảng 2.500 ca COVID-19 mới mỗi ngày
Bộ Y
tế cho biết, ngày 18/9 số ca COVID-19 mới giảm còn
1.891 ca, trong ngày có 639 bệnh nhân khỏi và 1 trường hợp tại
Thái Nguyên tử vong.
Thống kê từ
đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 44.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo
(trong đó riêng ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua),
tính trung bình khoảng gần 2.500 ca/ ngày;
Kể từ đầu
dịch đến nay Việt Nam có 11.458.449 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ
112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.796 ca
nhiễm).
Số bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây, có ngày lên đến hơn 180 ca, trong khi ở thời điểm tháng 6-7, số bệnh nhân nặng nhiều ngày dưới 20 ca. Cùng với đó, nhiều ngày liên tục ghi nhận các ca tử vong do COVID-19, có ngày ghi nhận đến 5 trường hợp tử vong.
Tuần qua, ghi nhận
trung bình khoảng 2.500 ca COVID-19 mới mỗi ngày.
Tổng số người
mắc COVID-19 đã khỏi đến nay là: 10.579.029 ca; Hiện còn hơn 836
nghìn trường hợp đang điều trị, giám sát, trong đó, số bệnh nhân nặng đang thở
ô xy là 115 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 97 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC:
2 ca; Thở máy không xâm lấn: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 13 ca.
Dịch bệnh được
dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y
tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về
những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên
phức tạp và gia tăng trở lại.
Vaccine vẫn
là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh
tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với
mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Đã có 14 chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí
cho người bệnh
Thông tin
tại sự kiện vừa diễn ra cuối tuần qua cho biết, từ khi triển khai thực hiện
Thông tư số 31/2018/TT-BYT đến nay, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành 14 quyết định
phê duyệt cho 14 chương trình hỗ trợ thuốc. Các chương trình này thực sự có
tính nhân văn cao cả, mang lại ý nghĩa thiết thực cho người bệnh, giúp giảm giá
thành điều trị, tăng tỷ lệ người bệnh tiếp cận điều trị thuốc, đặc biệt đối với
các loại thuốc biệt dược gốc, thuốc sinh phẩm có chi phí điều trị lớn, góp phần
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện Bộ Y tế
đã chủ trì, phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh giá
quá trình thực hiện Thông tư số 31/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám, chữa bệnh để điều
trị cho người bệnh.
Trong tháng
8/2022, Bộ Y tế đã tổ chức được 3 đoàn khảo sát tại các khu vực miền Bắc, miền
Trung, miền Nam, với tổng cộng 13 bệnh viện được khảo sát trực
tiếp.
Trước đó,
ngày 30/10/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2018/TT-BYT quy định thực hiện
chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị
cho người bệnh. Thông tư số 31/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày
01/01/2019.
Thông
tư này quy định thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí toàn bộ hoặc một
phần số lượng thuốc trong chu kỳ, liệu trình điều trị cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh để điều trị cho người bệnh do cơ sở kinh doanh dược thực hiện, bao gồm:
nguyên tắc thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc, hình thức hỗ trợ, hồ sơ thủ tục
phê duyệt chương trình hỗ trợ thuốc, quy định về quản lý và sử dụng thuốc, chế
độ phê duyệt, báo cáo và trách nhiệm của các bên.
Tiêm vaccine COVID-19 liều tăng cường,
đang được chú trọng tại nhiều quốc gia, trong đó EU, Anh và Mỹ
Tổng số ca
mắc COVID-19 trên thế giới hơn 617 triệu ca, trên 6,53 triệu ca tử vong.
Thời gian
gần đây, việc tiêm vaccine phòng bệnh, cụ thể là tiêm liều tăng cường, đang
được chú trọng tại nhiều quốc gia, trong đó Liên minh châu Âu (EU), Anh và Mỹ
đều đã cấp phép sử dụng các loại vaccine có hiệu quả với virus gốc và biến thể
Omicron để chuẩn bị cho các chiến dịch tiêm mũi tăng cường vào mùa Đông.
Tại Mỹ, có
một số nhận định lần gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng vì dịch
COVID-19 dự kiến vào giữa tháng 10 tới có thể sẽ là lần cuối Mỹ phải áp dụng
biện pháp này. Việc tiêm nhắc lại vaccine hằng năm sẽ tăng khả năng miễn dịch
đủ để đưa Mỹ trở lại trạng thái bình thường.
Ngày 17/9,
Chính phủ Brazil cho biết Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia (Anvisa) đã phê
duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 6
tháng đến 4 tuổi. Vaccine này có sẵn ở Brazil và đang được sử dụng để tiêm
phòng cho người lớn. Theo trang Our World in Data chuyên thu thập số liệu chính
thức từ các chính phủ trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm chủng của Brazil thuộc
hàng cao nhất thế giới, với gần 90% dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi.
Theo báo SKĐS