Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ em
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai
chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ em.
Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết
Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua
muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng,
đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết
Dengue nặng.
Ở
trẻ em, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng
có một số trẻ sẽ có biểu hiện nặng như: chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc
do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương
gan, rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ
tử vong.
BS.
Đỗ Tuấn Anh cho biết, sốt xuất huyết Dengue có thể từ không triệu chứng, biểu
hiện nhẹ đến nguy kịch/ nặng. Vì biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, nên cần
theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (shock) sớm, để
nhanh chóng nhập viện, can thiệp sớm giảm nguy cơ tử vong.
Dấu
hiệu cảnh báo là quá trình chuyển nặng/ nguy kịch, thường là ở giai đoạn sốt
muộn (late febrile) hay còn gọi là giai đoạn hạ sốt.
"Khi
nhiệt độ giảm xuống bình thường (bệnh nhân hạ sốt/ hết sốt, nhiệt độ < 38 độ
C), là thời điểm các dấu hiệu NẶNG xuất hiện, có thể nguy hiểm đến tính mạng,
liên quan đến thoát mạch (dịch/plasma thấm ra khỏi lòng mạch), ứ dịch (ở các khoang
cơ thể như: khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn
dịch màng bụng,…), tình trạng suy hô hấp/ khó thở, chảy máu và suy giảm chức
năng nhiều cơ quan trong cơ thể" - chuyên gia Nhi khoa nói.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần chú ý
·
Bụng chướng, đau bụng
·
Nôn (ít nhất 3 lần trong 24h): Nôn liên tục, dai dẳng
·
Chảy máu mũi, niêm mạc miệng
·
Nôn máu, phân máu
·
Khó thở
·
Mệt, kích thích, bồn chồn, li bì
·
Da lạnh, ẩm
Nếu có 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây,
trẻ mắc sốt xuất huyết phải vào viện điều trị gấp:
1. Đau bụng
2. Li bì/ kích thích và nôn liên tục
3. Thay đổi đột ngột: Đang sốt cao, trẻ hạ thân
nhiệt.
4. Trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi, miệng,
tiểu máu, phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái.
5. Chân tay trẻ lạnh, ẩm
6. Đau bụng, ấn tức vùng bụng.
BS.
Đỗ Tuấn Anh chia sẻ thêm, việc phòng mất nước/ thiếu dịch là rất quan trọng
trong chăm sóc, điều trị trẻ sốt xuất huyết vì nguy cơ mất nước do sốt cao liên
tục, nôn hoặc uống không đủ nước so với nhu cầu.
Trong
giai đoạn trẻ mắc bệnh và hồi phục, một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh
như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...
Những thực phẩm nên tránh cho trẻ sốt xuất huyết ăn như: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga; Gia vị cay...
1.
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào
dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng
cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước
kê chân chạn.
3.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi
đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ
lá...
4.
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều
trị tại nhà.