Cần phát hiện sớm bệnh bạch hầu để tránh gây tử vong

  • 2023/12/13 01:28

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính, dễ gây tử vong vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm.

Cơ chế gây bệnh của bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính. Vi khuẩn gây bệnh có tên khoa học là Corynebacterium  - tấn công vào niêm mạc vùng mũi họng. Riêng đối với Corynebacterium diphtheriae - vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thì chúng có thể ký sinh cả ngoài môi trường và trong cơ thể người. 


Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính, dễ gây tử vong vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng loại vi khuẩn này rất hiếu khí, đồng thời chúng được cho là phát triển tốt nhất khi có máu và huyết thanh. Vi khuẩn này tạo nên một loại giả mạc trắng dai, bám chặt và lan nhanh ra bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc của đường hô hấp.

Bạch hầu lây chủ yếu qua đường dịch tiết. Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi, gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

Các nguyên nhân  gây tử vong do bạch hầu

- Độc tố tiết ra từ vi khuẩn bạch hầu tấn công vào các tế bào vật chủ, ngăn cản sự tổng hợp chuỗi Protein và gây chết tế bào.

- Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.

Khi mắc bệnh, nếu bệnh nhi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, dẫn đến tê liệt hoàn toàn. Bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến trầm trọng khiến người bệnh tử vong trong vòng 6-10 ngày.


Khi mắc bệnh, nếu bệnh nhi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch.

Điều trị bệnh bạch hầu như nào?

Bạch hầu thông thường

- Tiêm ngay huyết thanh kháng bạch cầu 20.000-40.000 đơn vị (để trung hoà độc tố trước khi cố định) tiêm một lần. Tiêm dưới da sâu.

- Giải độc tố bạch hầu: tiêm ngay l/10ml dưới da ở chỗ khác (không trộn với huyết thanh kháng bạch cầu). 3 ngày sau tiêm l/2ml rồi cứ 5 ngày một lần tiêm: 1ml - 2ml - 3ml

- Đồng thời tiêm penlcillin G 1.000.000 - 2.000.000 đơn vị mỗi ngày trong 7 ngày liền.

Nếu dị ứng penicillin, thay bằng erythromycin 1- 2 gam mỗi ngày trong 7 ngày liền

- Nằm nghỉ tuyệt đối cho đến khi hết các triệu chứng nhiễm độc.

- Cho vitamin C 0,50-1gam/mỗi ngày.

Phát hiện muộn và thể nặng

- Huyết thanh kháng bạch hầu: 40.000-80.000 đơn vị và giải độc tố bạch hầu như trên.

- Tiêm penicillin G 2.000.000 đơn vị hay hơn nữa

- Prednisolon 5mg X 4 viên/ngày trong 5 ngày.

- Nằm bất động triệt để tại giường cho đến khi hết các dấu hiệu nhiễm độc


Theo SKĐS